Thành Thăng Long thời Lý 3d

Channel:
Subscribers:
399
Published on ● Video Link: https://www.youtube.com/watch?v=pX5wQbveXTY



Duration: 1:01
5,330 views
70


Tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đặt tên cho Kinh đô mới là Thăng Long.
Vì Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống chính trị và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang…
Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: “Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ… nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy…”.
So với cố đô Hoa Lư, thành Đại La có nhiều ưu thế về vị trí địa lý, mật độ dân số, hệ thống kinh tế cũng như tiềm năng phát triển.
Chiếu dời đô nhận định: “Thành Đại La ở nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi…đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”.... “Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt”... “Muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”... “Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Các bức tường cũ của kinh thành Thăng Long tiền thân là thành Đại La được Cao Biền cho đắp khoảng năm 867. Thành có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Chi riêng điều này cho thấy, từ trước khi trở thành kinh đô Thăng Long, thành Đại La đã là một khu đô thị sầm uất và quan trọng đặc biệt trong khu vực.