Thành Hà Nội thời Nguyễn đầu thế kỉ 19

Channel:
Subscribers:
399
Published on ● Video Link: https://www.youtube.com/watch?v=2zL3oDDzS9Y



Duration: 1:12
2,936 views
49


Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và định đô tại Huế lấy hiệu là Gia Long, nhà Nguyễn hạ cấp Thăng Long là Bắc thành. Dù tên gọi không thay đổi nhưng chữ “Long” với nghĩa là rồng bị chuyển thành chữ “Long” với nghĩa là thịnh vượng.
Theo Đại Nam thực lục chính biên, vì là Bắc thành nên không thể to hơn kinh đô Huế. Vì vậy, năm 1805, vua Gia Long đã sai phá thành Thăng Long thời Lê và cho xây thành mới ở vị trí cũ. Thành mới hình vuông hẹp hơn so với thành cũ. Tường thành cao 5m, xung quanh có hào rộng 20m, sâu 5m. Thành có 5 cửa, riêng phía Nam có hai cửa, trên cửa có gác canh gọi là thú lâu. Trên thú lâu có lính canh suốt ngày đêm. Tại các góc thành đều có tháp bảo vệ được xây lồi ra. Từ ngoài vào trong thành phải qua hai lần cầu trên hai tuyến hào.
Trung tâm thành vẫn là điện Kính Thiên, phía sau Kính Thiên là Hành cung - nơi dành cho vua ở mỗi khi tuần giá Bắc Hà. Phía Đông thành là dinh Tổng trấn (sau đổi là dinh Tổng đốc rồi Tuần phủ Hà Nội). Đến đời vua Minh Mạng đổi Bắc thành thành tỉnh Hà Nội. Năm 1835, Minh Mạng cho hạ thấp tường thành xuống 1 thước 8 tấc (tương đương 3,7m), bịt hai cửa Tây và Nam. Từ đây, thành được gọi là thành Hà Nội. Năm 1848, vua Tự Đức ra lệnh phá dỡ một số cung điện trong thành Hà Nội.
Thời vua Tự Đức, trong thành có 3.000 quân đồn trú cùng gia đình khiến tòa thành như một thị trấn riêng biệt với 10.000 nhân khẩu.